Cách tính ngày thôi nôi cho bé trai chính xác nhất

Cách tính ngày thôi nôi cho bé trai chính xác nhất
Thôi nôi là dịp các ba mẹ mừng các con đã hiện hữu trong gia đính 1 năm, là dịp để dòng họ mừng đứa trẻ đã trải qua thời trứng nước. Vào dịp này các ba mẹ thường có một nghi thức quan trọng đó là Thôi nôi. Bài viết cách tính ngày cúng đầy tháng thôi nôi cho bé trai hôm nay sẽ giúp bạn cách tính ngày vào hai dịp quan trọng này cho bé trai nhà mình nhé! 1   Thôi nôi là gì? Từ thôi nôi trong dân gian có ý nghĩa là dừng lai, bỏ lại cái nôi, cái giường nhỏ để bé có thể nằm ngủ ở cái giường lớn hơn. Điều này cũng có ý nghĩa, bé đã lớn hơn, đã bước những bước đi chập chững đầu đời. Đây chính là bước ngoặt quan trọng và ý nghĩa trong cuộc đời của trẻ, do đó, việc tổ chức sinh nhật hay cúng thôi nôi cho bé cần phải chu đáo, kỹ lưỡng đi ghi nhớ lại khoảnh khắc đặc biệt này. 2    Cách tính ngày cúng đầy tháng cho trẻ  Sau khi một tháng được sinh ra đời các bé sẽ được các cha mẹ tổ chức nghi lễ đầy tháng, cùng là để ăn mừng 1 tháng các bé là thành viên chính thức của gia đình. Ông bà ta từ xưa đã tính ngày đầy tháng tùy vào giới tính (tức là bé trai hay là bé gái). Nếu là bé gái thì tính từ ngày sinh đến 1 tháng sau , nghi lễ sẽ được tổ chức lùi 1 ngày. Nếu là bé trai thì tính từ ngày sinh đến 1 tháng sau , nghi lễ sẽ được tổ chức lùi 2 ngày. Giờ thực hiện nghi lễ đầy tháng thường được thực hiện vào sáng sớm hoặc chiều tối. 3    Cách tính ngày cúng thôi nôi cho trẻ Không khác gì so với nghi lễ đầy tháng, nghi lễ thôi nôi cũng được các ba mẹ tính thoe ngày âm và tính theo giới tính của trẻ. Nếu là bé trai thì sẽ lùi 2 ngày, còn bé gái sẽ lùi 1 ngày. Vẫn theo truyền thống thì nghi thức thôi nôi cũng được thực hiện vào sáng sớm hoặc chiều tối. 4   Các lễ vật để cúng đầy tháng cho bé Theo như quan niệm truyền thống dan gian thì mỗi đứa trẻ trên trần gian này sinh ra đều do 1 bà Chúa và 12 bà Mụ. Trong đó bà Chúa chịu tránh nhiệm chính còn 12 bà Mụ sẽ có trách nhiệm nặn ra 12 bộ phận. Tức là mỗi bà Mụ sẽ nặn ra 1 bộ phận trên cơ thể đứa trẻ. Do đó, theo nghi thức thì vật lễ cúng đầy tháng phải đầy đủ những vật sau: Lễ vật cúng 12 bà Mụ: 12 đĩa xôi nhỏ, 12 chén chè nhỏ, 12 ly nước, 2 đĩa bánh hỏi,12 chén cháo nhỏ, các loại bánh dành cho trẻ con xếp thành 12 đĩa, đồ hàng mã (giấy tiền), khoảng 2 kg thịt quay chia làm 12 đĩa. Lễ vật cúng kính Đức ông: Cân có một tô cháo lớn, một con gà luộc, một miếng thịt quay, ba đĩa xôi lớn,một tô chè lớn, một đĩa hoa quả, hoa, rượu, trầu cau và đồ hàng mã (giấy tiền). Ngoài các lễ vật này thì cần thêm một bình hoa, rượu, đèn, hương, gạo, nước, muối và một đôi đũa hoa. Các lễ vật của mâm thôi nôi Và cũng như trong quan niệm của dân gian khi đứa trẻ sinh ra thì được 12 bà Mụ và bà Chúa săn sóc.Vì vậy khi cúng thôi nối cũng cần những vật sau: Theo tín ngưỡng dân gian từ khi bé trong bụng mẹ và đến khi bé sinh ra là được 12 Bà Mụ và 1 Bà Chúa chăm sóc, do đó trong mâm cúng phải đầy đủ 12 dĩa xôi nhỏ 12, chén chè nhỏ, 12 chén cháo nhỏ và 1 xôi lớn, 1 cháo lớn, 1 chè lớn. Ngoài ra còn có các lễ vật khác để cúng Đức Ông và 3 Đức Thầy như trái cây, hoa, nhang, đèn cầy, gạo muối, trà,trầu tem cánh phượng, nước, rượu, giấy cúng,… Cùng các lễ vật này thì còn có thêm chén, đũa, muỗng và không thể thiếu 1 đôi đũa hoa. Bài viết cách tính ngày cúng đầy tháng cho bé trai của chúng tôi hy vọng có những thông tin cho những ai chuẩn bị làm bậc cha mẹ muốn tổ chức cho con cái mình 2 nghi lễ này trang trọng và đúng nghi thức nhất. Chúc các bé sẽ luôn khỏe mạnh và thông minh.Các bậc cha mẹ sẽ luôn thành công và mạnh khỏe nuôi dạy các bé nên người.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *