“Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” là câu ca dao, tục ngữ của người Việt từ xưa ý muốn nhắc nhở mọi người những phép tắc, lễ nghi khi ngồi vào mâm cơm.
Ngày nay, trong khi một số người chú ý tới việc dạy dỗ con những quy tắc này thì số khác các bà mẹ vẫn nuông chiều, để trẻ tự do nghịch ngỗ khi ngồi ăn cùng mọi người. Việc cha mẹ không chú ý dạy dỗ trẻ những điều nhỏ nhặt nhất trong ăn uống có thể khiến trẻ gặp phải những tình huống đáng xấu hổ khi ngồi cùng mâm cơm với người khác lúc trưởng thành.
👉Dưới đây là 10 phép tắc ăn uống trên mâm cơm người Việt mẹ nên dạy sớm cho con:
1. Không và quá 3 lần đưa bát cơm lên miệng
2. Không gắp thức ăn đưa thẳng vào miệng mà phải gắp vào bát riêng rồi mới ăn
3. Không xới lộn đĩa thức ăn để chọn miếng ngon
4. Không cắm đũa dựng đứng vào bát cơm
5. Phải trở đầu đũa khi muốn tiếp thức ăn cho người khác
6. Không vừa cầm bát vừa cầm đũa 1 tay cũng như không được ngậm đũa để rảnh tay làm việc khác
7. Ngồi ăn dù trên ghế hay trên chiếu cũng không được rung đùi, cực kì vô lễ
8. Tuyệt đối tránh cơm đầy trong miệng mà nói
9. Không chu mồm thổi thức ăn nóng mà múc chậm phần nguội hơn ở sát thành bát đĩa
10. Muỗng kiểu múc canh phải đặt úp trong bát không được để ngửa
11. Khi nhai tối kỵ chép miệng
12. Không gõ đũa bát thìa
13. Không nói, không uống nước, không húp canh khi miệng còn cơm
14. Không ăn trước người lớn tuổi, chờ bề trên bưng bát lên mình mới được ăn
15. Nhất thiết để phần người về muộn vào đĩa riêng, không khi nào để phần theo kiểu ăn dở còn lại trong đĩa
16. Nếu ăn gặp xương hoặc vật lạ trong thức ăn, cần từ từ lấy ra, không được nhè ra toàn bộ tại bàn
17. Phải chú ý tay áo khi gắp đồ ăn
18. Nhất thiết nói cảm ơn sau bữa ăn, đừng tiếc lời khen ngợi những món ăn ngon
19. Nếu thấy thức ăn lớn nên xin cắt nhỏ để mọi người được thuận tiện
20. Khi đang ăn mà có việc riêng thì phải xin phép rồi mới rời mâm